Nuôi cá cảnh trong bể kính nên thả thêm vào bể các loại rong

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Cá cảnh được biết đến với tên gọi là “chi”, là biến thể được thuần hóa từ loài cá chép sống trong vùng hoang dã thuộc Đông Á. Tổ tiên của chúng có màu xám bạc và từng là loài cá được ăn ở Trung Quốc. Tuy nhiên ngày nay khái niệm cá cảnh được dùng rộng hơn khi chỉ tất cả những loại cá đẹp được đem nuôi trong bể kính làm cảnh. Nhưng tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? Để nuôi cá cảnh trong bể kính cần những điều kiện gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây!

Sơ lược về nuôi cá trong bể kính

Nuôi cá trong bể kính không chỉ đem lại sự thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn mà còn đem lại phong thủy với một số người. Đặc biệt nó thỏa mãn nhu cầu giải trí và gần gũi với thiên nhiên của con người. Nhưng để có một bể cá tại nhà thì cần sự hội tụ của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có:

Bể nuôi cá cảnh

Cần phải đảm bảo độ vững chắc và độ lớn để cá có khả năng tiếp thu oxi được cao hơn và giải phóng chất thải ra bên ngoài. Người ta thường dùng kính làm chất liệu bể. Bể phải được đặt ở những nơi có nguồn sáng tốt.

Nuôi cá cảnh có thể được thực hiện trong các loại bể có kích thước khác nhau, tùy vào kích thước mà sử dụng hệ thống sục khí và lọc. Nếu là bể thủy tinh nhỏ thì cần phải thường xuyên thay nước. 

Ánh sáng 

Đây là yếu tố rất cần cho quá trình quang hợp của thủy sinh và trang trí bể cá. Thời gian chiếu sáng nên ở trong khoảng từ 8 đến 15 tiếng mỗi ngày.

Sự cân bằng sinh học trong bể nuôi

Bể nuôi phải có cây mọc tốt, cá sống tốt và nước sạch, các chỉ tiêu trong nước nằm ở mức ổn định, ít biến đổi. Sự cân bằng này có hàm chứa cả hệ vi sinh vật.

Nguồn nước

 Nước sạch, ít tạp chất, chỉ số ổn định. Người ta có thể sử dụng trực tiếp nước mưa, tuy nhiên trong nước mưa, điều kiện phát triển của các loại rong rêu mạnh hơn. Nước mưa có độ pH thấp nên nếu dùng nước mưa phải sục khí hoặc bỏ san hô vào để cân bằng lại.

Nếu sử dụng nước máy thì cần phải cho ra bể chứa phơi nắng trong 24 tiếng để Clo bốc hơi, và bạn có thể sử dụng máy sủi để quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Các chỉ tiêu chất lượng nước

 Nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C, đủ hàm lượng oxy hòa tan để cung cấp cho cá hô hấp và các quá trình sinh hóa của vi sinh vật, có độ pH từ 6.5 đến 8.5, tránh độ pH quá cao sẽ dẫn đến nước nhiều axit.

Thực vật thủy sinh

Ví dụ như bèo, các loại rong rêu… Thực vật thủy sinh có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi oxy tại môi trường nước. Phần sau sẽ giải thích rõ hơn về việc tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong.

Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Như đã biết, các loại rong thuộc yếu tố thủy sinh của bể nuôi cá. Về phương diện thẩm mỹ, những cây thủy sinh này góp phần trang trí, làm đẹp cho bể cá của bạn, tạo ra không gian sinh thái thu nhỏ xanh tốt, nhiều màu sắc, có khả năng đem lại sự giải trí cao.

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Về phương diện sinh học, những loại rong rêu này đóng vai trò như một hệ thống lọc nước giúp không gian bể cá sạch sẽ. Cụ thể chúng hấp thụ những chất thải, thức ăn thừa của cá, vật liệu phân hủy và cả kim loại lẫn trong nước. Thêm vào đó, chúng còn bổ sung thêm khoảng trống ở bề mặt, tạo điều kiện cho những vi sinh vật có lợi sinh sống. Thay vì phải lọc khí liên tục bằng viên sục khí và hệ thống lọc, những loại rong rêu này sẽ là trợ thủ đắc lực tự nhiên tạo ra khí oxy và hấp thụ CO2. Cùng với đó, chúng còn giúp loại bỏ được những loài rêu tảo bám trên bể. Như vậy bạn không cần bỏ ra quá nhiều công sức trong việc dọn sạch bể.

Về phương diện thực tiễn, những loại rong rêu sẽ trở thành nơi trú ngụ của cá. Bởi lẽ có thể các loại cá trong bể sẽ xung khắc với nhau. Ngoài ra rong rêu còn là nơi lý tưởng để các loài cá trú ngụ, đẻ trứng. Một thực tế không thể phủ nhận rằng kể từ khi có các loài thủy sinh trong bể cá, chúng trở nên bắt mắt, sinh động và hấp dẫn hơn.

Đó là những lý do tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong.

Một số loại cây thủy sinh cho bể cá cảnh

Cỏ thìa

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Dễ trồng, dễ chăm sóc, ở nơi có ánh sáng mạnh sẽ phát triển rất nhanh. Độ cao thông thường khoảng 5-15 cm. Cỏ thìa thích hợp để trang trí ở vị trí tiền cảnh hoặc trung cảnh. Tuy nhiên khi chọn cây cần chọn cây đã có lá dài mượt để tránh cây bị chết đột ngột.

Rong đuôi chó

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Khả năng hấp thụ ánh sáng ở mức trung bình. Chiều cao từ 10-90 cm. Bởi màu sắc xanh mướt và mềm mại, rong đuôi chó thường được chọn trồng ở vị trí hậu cảnh. Tốc độ mọc nhanh, khi mọc tạo thành khóm làm cho bể nước tự nhiên và tạo nên một khu rừng mini dưới nước.

La hán xanh (rong đuôi chồn)

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

La hán xanh hay rong đuôi chồn có tên tiếng anh là Cabomba caroliniana, thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba. Cây không đâm rễ mà nổi trên mặt nước, phát triển nhanh chóng. Rong đuôi chồn sẽ được trang trí như hậu cảnh của bể cá, các cây gộp lại vào nhau tạo nên những chùm tuyệt đẹp.

Bèo Nhật

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Loài cây này khá dễ tìm vì được trồng nhiều ở ngoài tự nhiên, trong các ao, hồ, sông, suối. Có nguồn gốc từ châu Mỹ, chiều cao trung bình của loài này chỉ từ 3-5 cm, có bộ rễ nổi bật, bèo Nhật thích hợp trồng trong các môi trường nước tĩnh, nhất là các bể cá cảnh. Nếu được trồng trong điều kiện tốt có thể ra hoa rất đẹp.

Trên đây là một số loại rong dễ tìm, dễ trồng và mang tính thẩm mỹ cao để bạn có thể tham khảo.

Rêu, tảo hại đối với bể thủy sinh và vệ sinh bể thủy sinh

Bên cạnh những cây thủy sinh có lợi cho bể cá, không thể tránh khỏi các loại rêu tảo gây hại. Nếu như không biết cách chăm sóc cá cảnh, chăm sóc sai cách cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện và sinh sôi của chúng.

Một số loài rêu hại như: rêu chùm đen, rêu bụi xanh, rêu nước xanh, rêu tóc, rêu tơ.

Rêu chùm đen

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Rêu bụi xanh

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Rêu nước xanh

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Rêu tơ

tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong

Cách vệ sinh bể cá

Đôi khi diệt tảo bằng cách tự nhiên như việc thả các loại rong vào bể cũng chỉ hạn chế được phần nào chứ chưa diệt được triệt để. Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng công cụ thêm như máy tiệt trùng UV, bộ lọc. Một cách nữa đó là tăng oxy bằng cách trực tiếp bơm oxy vào nước, Bạn cần phải vệ sinh bể thường xuyên định kỳ, đặc biệt là các đường ống dẫn nước – thứ mà chúng ta rất dễ bỏ qua.

Hoặc bạn cũng có thể nuôi thêm các động vật ăn rêu tảo có hại trong bể cá của mình như cá bút chì, cá otto… Trên thực tế, các loài rêu tảo này phát triển mạnh trong điều kiện có nắng mặt trời, vì vậy cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào bể.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm được nguyên lý cũng như những lưu ý để tiến hành nuôi cá cảnh trong bể kính. Bên cạnh giải đáp thắc mắc tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong, bài viết còn cung cấp thêm cho bạn một số loại thủy sinh mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy và nuôi chúng cùng những lưu ý khác đã được chọn lọc kỹ càng để đem đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ sớm lựa chọn và thiết kế được bể cá của riêng mình!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*